Kết quả thực hiện Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025

Kết quả thực hiện Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025

Kết quả thực hiện Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 

1. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành trong thu hút, quản lý hoạt động đầu tư

1.1 Xác định công tác thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung và của các Khu kinh tế, khu công nghiệp nói riêng, lãnh đạo Ban Quản lý luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác thu hút, quản lý dự án đầu tư thuộc địa bàn quản lý; Theo đó, thường xuyên quán triệt và phân công cụ thể cho công chức các phòng, đơn vị trực thuộc xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh để đạt được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; 

1.2 Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 3540/QĐ- UBND ngày 08/12/2020 về Kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số PCI Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, Ban Quản lý đã ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, cụ thể:

- Thường xuyên đôn đốc việc kiểm tra, theo dõi các dự án đã và đang thực hiện, các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai, các dự án thực hiện không đúng cam kết, sử dụng đất không hiệu quả, ô nhiễm môi trường và có sai phạm trong hoạt động... để có giải pháp xử lý phù hợp.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đối thoại với người lao động, chủ doanh nghiệp về tình hình ngừng việc tập thể của người lao động tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Ban Quản lý đã thông tin đến các doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid- 19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Kế hoạch của UBND tỉnh tại Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 21/4/2022. Ngoài ra, thường xuyên cung cấp các thông tin liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vay vốn ưu đãi...

1.3 Nhằm tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các Sở, Ban, ngành và địa phương trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần từng bước nâng cao sự hài lòng của tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước, Ban Quản lý đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố liên quan trong công tác quản lý nhà nước một số lĩnh vực trên địa bàn các Khu kinh tế, Khu công nghiệp; Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư xây dựng Quy chế phối hợp giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 

Trong năm 2022, Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án với tổng vốn đăng ký là 5.358 tỉ đồng, tương đương 233 triệu USD, trong đó có 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 59,243 triệu USD; Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 29 dự án; Chấm dứt hoạt động 05 dự án đầu tư. Ngoài ra, tham mưu UBND tỉnh cấp điều chỉnh 02 Quyết định chủ trương đầu tư.

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong năm 2022, Ban Quản lý đã nghiên cứu đề xuất một số chương trình lớn tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh Quảng Nam, trong đó có nội dung: Đề xuất Dự án xã hội hoá đầu tư, quản lý vận hành luồng cảng Chu Lai mới cho tàu 5 vạn tấn; Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai gắn với Khu phi thuế quan Tam Quang; bổ sung quy hoạch Trung tâm logistic cảng biển tại Chu Lai…; Đề án hình thành cơ chế khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai; Nghiên cứu đề xuất các ý tưởng, giải pháp cụ thể mang tính đột phá nhằm xây dựng Đề án Một số chủ trương lớn phát triển toàn diện Khu kinh tế mở Chu Lai. Theo đó, hiện nay, Ban Quản lý đang khẩn trương thực hiện và định kỳ hằng tháng báo cáo các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Thông báo số 172/TB-UBND ngày 12/5/2022 về triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 135/TB-VPCP ngày 06/5/2022;

- Xây dựng báo cáo UBND tỉnh dự thảo quy định tiêu chí KCN sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, phối hợp cung cấp thông tin và kết nối với Sở Công Thương làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải để xây dựng cơ chế hợp tác đầu tư ưu tiên doanh nghiệp Quảng Nam cùng tham gia công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí ô tô. Theo đó, đến nay, Sở Công Thương đã báo cáo UBND tỉnh đề cương Đề án “thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất cùng trung tâm cơ khí và công nghiệp hỗ trợ tại KKTM Chu Lai”, đồng thời đã thực hiện chương trình khảo sát tại các doanh nghiệp ngành cơ khí trên địa bàn các KCN về nhu cầu hợp tác liên quan đến đề án này; 

Đề xuất Chương trình tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang giai đoạn năm 2022- 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với tuyến đường bộ Hành lang kinh tế Đông- Tây 2 và đã đươc UBND tỉnh thống nhất tại Thông báo số 254/TB-UBND ngày 08/7/2022. Theo đó, Ban Quản lý đang nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh Đề cương chi tiết để đề xuất Đề án tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang kết nối tuyến đường bộ Hành lang kinh tế Đông- Tây 2, gắn với điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang đến 2035, tầm nhìn đến 2050 và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng 

3.1 Ban Quản lý được UBND tỉnh giao nhiệm vụ lập 14 đồ án quy hoạch phân khu, đến nay đã được phê duyệt 01 đồ án (Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng); 01 đồ án đã được HĐND thông qua; 01 đồ án đã được trình HĐND xem xét thông qua tại kỳ họp ngày 07-09/12/2022, 05 đồ án đã được Bộ Xây dựng cho ý kiến, 02 đồ án đang trình lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, 01 đồ án đã đăng ký lịch báo cáo phương án quy hoạch với UBND, 04 nhiệm vụ quy hoạch đã được HĐND tỉnh thông qua, chờ UBND tỉnh phê duyệt.

- Thực hiện hồ sơ, thủ tục tiếp tục triển khai đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Tiểu khu I, Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang theo Quyết định số 284/QĐ-KKTCN của Ban Quản lý; Trình UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương về điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu nhà ở công nhân xã Tam Hiệp; 

3.2 Để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể cảng biển quốc gia tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg, thực hiện ý kiến của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 11344/BGTVT-KHĐT ngày 27/10/2021, Ban Quản lý đã báo UBND tỉnh thống nhất cho Thaco tài trợ lập đề xuất quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất vùng nước cảng biển Quảng Nam và gửi đề xuất quy hoạch cho Bộ Giao thông vận tải xem xét tích hợp vào các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành do Bộ giao thông vận tải đang triển khai. Đến nay, Ban Quản lý phối hợp với Thaco, đơn vị Tư vấn hoàn thiện nội dung lập đề xuất quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, ngày 26/11/2022, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến về kết quả nghiên cứu, đề xuất Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề xuất đầu tư luồng cảng biển nước sâu theo quy hoạch.

3.3 Về khu dân cư, tái định cư, nhà ở công nhân: 

Báo cáo đề xuất thực hiện một số khu tái định cư phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng

 - Thực hiện rà soát quỹ đất, hỗ trợ các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. 

3.4 Phê duyệt Tổng mặt bằng sử dụng đất: 03 dự án; Thực hiện điều chỉnh một phần chức năng sử dụng đất các Khu công nghiệp- Hậu cần cảng Tam Hiệp và Khu công nghiệp cảng, hậu cần cảng Chu Lai- Trường Hải để hình thành Trung tâm logistics container tại cảng Chu Lai theo Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan lập, thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các huyện Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ.

3.5 Thường xuyên rà soát, công bố công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử Ban Quản lý về các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đất đai, nhà ở đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn quản lý để người dân tiếp cận, theo dõi, giám sát; tổ chức thực hiện quản lý chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt sau khi các quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư

- Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo tại các doanh nghiệp nhằm xây dựng cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn năm 2022-2026;

- Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho công chức phụ trách công tác xúc tiến đầu tư, Ban Quản lý cử công chức tham gia lớp tập huấn công tác đối ngoại và kiến thức đầu tư nước ngoài khu vực miền Trung - Tây Nguyên để cập nhật thông tin, chính sách mới về đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả trong xúc tiến, kêu gọi đầu tư

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, hoàn thiện danh mục các dự án trọng điểm ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2022- 2025;

- Xây dựng, đề xuất các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (04 dự án), đô thị (05 dự án), thương mại- dịch vụ (04 dự án)  

  - Xây dựng, thiết kế brochure giới thiệu các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh bằng tiếng Anh; Thiết kế Logo Ban Quản lý; Đưa vào vận hành Trang thông tin điện tử của Ban Quản lý; Đang xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: lao động, đầu tư, đất đai, môi trường, thương mại, quản lý doanh nghiệp và phục vụ công tác xúc tiến đầu tư tại các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, đang thực hiện số hóa các thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý; Phối hợp cung cấp các số liệu, dữ liệu chuyên sâu về khu kinh tế, khu công nghiệp như quy hoạch, đất đai.…nhằm triển khai hiệu quả hệ thống thông tin GIS phục vụ xúc tiến đầu tư trên địa bàn;

    - Trong năm 2022, Ban Quản lý đã tiếp và làm việc với nhiều nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, trong đó một số Tập đoàn lớn đã nghiên cứu, đề xuất ý tưởng đầu tư và đang tích cực triển khai các dự án có quy mô lớn thuộc lĩnh vực đô thị, dịch vụ, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp như SunGroup, Liên Thái Bình Dương, Him Lam, liên doanh các nhà đầu tư Singapore, Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec, Công ty Cổ phần Shinec; Liên danh Quỹ đầu tư Truth Assets Mansgement và Công ty Cổ phần dược liệu Trung ương II; Công ty WHA  Industrial Development PCL; Tập đoàn Sumitomo,…. ; Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ tiếp đón và làm việc với các đoàn doanh nghiệp Tây Ban Nha và Thái Lan; Tổ chức các đoàn công tác tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp lớn tại Đà Nẵng, Bình Định, Bắc Ninh, Lạng Sơn; Tham gia đoàn công tác của Lãnh đạo Tỉnh, gặp gỡ một số doanh nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh; tham gia đoàn công tác xúc tiến thương mại, đầu tư tại Thổ Nhĩ Kỳ và Isarel… để kêu gọi, xúc tiến các dự án vào các KKT, KCN. Theo đó, đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty WHA (Thái Lan) về đề xuất nghiên cứu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp;

  - Phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Trung Ương và địa phương viết bài, xây dựng phóng sự quảng bá giới thiệu tiềm năng thế mạnh, những chính sách và danh mục dự án kêu gọi đầu tư.

  - Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp và việc triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các Sở, Ban, ngành, địa phương (DDCI) tại tỉnh Bắc Ninh; Tổ chức chương trình làm việc với các Ban Quản lý: Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Khu kinh tế Phú Quốc, Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường phối hợp và tạo sự liên kết phát triển vùng trong quá trình hợp tác đầu tư, đồng thời nhằm quảng bá, thu hút đầu tư trong thời gian đến. Ngoài ra, xây dựng Kế hoạch tổ chức Đoàn công tác đi khảo sát Hành lang kinh tế Đông- Tây 2, kết hợp xúc tiến thương mại- du lịch tại Lào và Thái Lan;

  - Tổ chức làm việc với Cục Đầu tư nước ngoài, các Tổ chức Xúc tiến đầu tư: KOTRA, JETRO để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ trong việc quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội xúc tiến đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp; 

6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 

- Ban Quản lý đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch liên quan công tác cải cách hành chính, cụ thể: Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2022; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022; Kế hoạch Tuyên truyền công tác CCHC; Kế hoạch Kiểm soát TTHC; Kế hoạch số hóa kết quả TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý năm 2022; Kế hoạch Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022; Kế hoạch Cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI năm 2022 và những năm tiếp theo…

- Rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; đăng ký kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL các Bộ, ngành TW; Cập nhật, đồng bộ dữ liệu và triển khai DVC trực tuyến; Cập nhật số liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống phần mềm một cửa điện tử; Triển khai sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính vv…

 - Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được Ban Quản lý thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo chất lượng phục vụ. TTHC được luân chuyển, phối hợp xử lý tốt giữa các phòng và cá nhân liên quan. Theo đó, trong năm 2022 Ban Quản lý đã tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cho doanh nghiệp đúng hạn và trước hạn; Không có trường hợp xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức liên quan đến quy định TTHC.

7. Tăng cường đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Ban Quản lý thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với công chức, viên chức của đơn vị có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Theo đó, trong năm 2022, không có công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ.

 

Tin liên quan